Sinh viên thuê trọ: Cách nào để tiết kiệm điện hiệu quả?

Cứ mỗi tháng, sinh viên đi thuê phòng trọ lại phải đau đầu với hàng loạt các chi phí như tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước. Vậy nên cái “khó ló cái khôn” nhiều sinh viên ở trọ đã nghĩ ra những cách tiết kiệm điện cực kỳ hiệu quả để giảm bớt chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Tại sao nên biết cách tính tiền điện khi thuê phòng trọ?

Tình trạng sinh viên, người lao động thuê nhà trọ ở nhiều thành phố lớn không được hưởng đúng giá bán điện theo quy định vẫn còn rất phổ biến. Nhiều chủ nhà trọ đã tự quy định cách tính tiền điện phòng trọ nhiều hơn mức quy định khiến người thuê phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi.

Cách tính tiền điện cho sinh viên thuê nhà trọ. Nguồn: Internet.

Chính vì thế, biết được cách tính tiền điện phòng trọ chính xác sẽ là cách bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng đang thuê nhà trọ, tránh trường hợp thu tiền điện không công bằng, chính xác với sản lượng sử dụng thực tế.

Ở những khu nhà trọ, người thuê trọ biến động liên tục nên rất khó khăn trong việc áp dụng giá điện bậc thang. Vì thế ngành điện đang áp giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 3 cho đối tượng này dựa trên toàn bộ sản lượng điện đo đếm thực tế tại công tơ.

Pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể về cách tính tiền điện phòng trọ nên người thuê cần chủ động tìm hiểu chính sách về giá bán điện dành cho đối tượng thuê trọ. Mục đích tránh bị lợi dụng, trục lợi và tự bảo vệ quyền lợi, tiền bạc của chính mình.

Cách tính tiền điện phòng trọ theo quy định của nhà nước

Bảng giá tiền điện phòng trọ

Theo Quyết định 1062/QĐ-BCT, EVN đã đưa ra biểu giá bán lẻ tiền điện sinh hoạt với giá bình quân là 1.920 đồng/kWh (giá chưa bao gồm VAT). Hiện giá điện đã tăng thêm 55 đồng/kWh so với giá điện cũ. 

Theo đó, EVN đã quy định cụ thể về 6 bậc giá dựa theo cách tính lũy tiến với mức giá điện chi tiết như sau:

  • Bậc 1: Từ 0-50 kWh: 1.728 đồng/kWh (giá cũ là 1.678 đồng/kWh).
  • Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: 1.786 đồng/kWh (giá cũ là 1.734 đồng/kWh).
  • Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: 2.074 đồng/kWh (giá cũ là 2.014 đồng/kWh).
  • Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: 2.612 đồng/kWh (giá cũ là 2.536 đồng/kWh).
  • Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: 2.919 đồng/kWh (giá cũ là 2.834 đồng/kWh).
  • Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: 3.015 đồng/kWh (giá cũ là 2.927 đồng/kWh).

Cách tính theo chuẩn quy định

Người thuê trọ sử dụng số điện càng nhiều thì mức giá điện càng cao. Để biết cách tính tiền điện sinh hoạt bạn có thể áp dụng theo công thức tính tiền điện sau: 

Tiền điện = Lượng điện tiêu thụ (kWh) * Giá điện (theo mức) + 8% (Thuế GTGT).

Để giúp bạn có thể dễ dàng tính toán chi phí cần thanh toán trong tháng qua, SUNEMIT hướng dẫn cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản. 

  • Bước 1: Truy cập trang web: https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx
  • Bước 2: Lựa chọn bảng tính tiền điện EVN theo từng loại như: kinh doanh, sinh hoạt, sản xuất,… để hệ thống áp dụng chuẩn công thức tính tiền điện 
  • Bước 3: Chọn thời gian cần tính tiền 
  • Bước 4: Nhập các thông số điện năng tiêu thụ, số hộ dùng điện 
  • Bước 5: Nhấn vào ô thanh toán 

Hướng dẫn chi tiết cách tính tiền điện phòng trọ theo từng trường hợp

Mỗi địa chỉ nhà cho thuê sẽ ký 1 hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà có trách nhiệm cung cấp thông tin cư trú tại địa điểm sử dụng điện của người thuê nhà. Do vậy, nên tìm hiểu cách tính tiền điện theo Kwh trong những trường hợp khác nhau để bảo vệ quyền lợi khi thuê trọ.

Cách đọc công tơ điện để tính tiền điện sinh hoạt cho tân sinh viên thuê trọ. Nguồn: Internet.

Trường hợp 1

Người bán điện có trách nhiệm cấp định mức về cách tính tiền điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt tương ứng khi chủ trọ kê khai với bên bán điện về số lượng người sử dụng điện. Theo đó:

  • 4 người: được tính là 1 định mức
  • 3 người: được tính là 3/4 định mức
  • 2 người: được tính là 2/4 định mức
  • 1 người: được tính là 1/2 định mức

Trường hợp hộ gia đình thuê: Chủ nhà ký hợp đồng mua bán điện trực tiếp hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng và kèm theo cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà trọ. Mỗi hộ gia đình đến thuê nhà sẽ được tính là 1 định mức.

Trường hợp 2

Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và đã có đăng ký tạm trú thì bên chủ nhà sẽ trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện cho bên thuê nhà sẽ ký hợp đồng mua bán điện và yêu cầu phải có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà

Trường hợp 3

Bên thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ khẩu thì sẽ được ưu tiên áp dụng giá buôn lẻ điện theo mức giá điện tại bậc điện thứ 3 đối với toàn bộ lượng điện hiển thị tại công tơ. Như vậy, người ở trọ sẽ áp dụng cách tính tiền điện theo trường hợp 3.

Theo quy định giá bán lẻ điện hiện nay thì cứ 1kWh điện thì người thuê nhà sẽ phải trả số tiền là 2.074 đồng/kWh + 8% VAT. Vì thế bạn chỉ cần xác định số kWh tiêu thụ đem nhân với phép tính trên sẽ ra số tiền điện mình phải đóng. Theo đó, người thuê nhà sẽ tính toán được lượng điện tiêu thụ và tiền điện minh bạch, rõ ràng nhất, đảm bảo quyền lợi cho người đi thuê trọ.

Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê phải có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kịp thời điều chỉnh định mức tính tiền điện.

Các mẹo tiết kiệm tiền điện phòng trọ hiệu quả

Sau khi đã biết cách tính tiền điện phòng trọ, bạn cần áp dụng một số mẹo tiết kiệm tiền điện phòng trọ sao cho hợp lý, hiệu quả nhất:

Lựa chọn thiết bị điện tử hợp lý

  • Lựa chọn thiết bị điện tử hợp lý để giảm thiểu được lượng điện tiêu thụ từ các thiết bị gây ra.
  • Tắt toàn bộ mọi thiết bị điện khi không sử dụng.
  • Ưu tiên sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như đèn LED vì đèn có tuổi thọ cao, cường độ phát sáng cao nhưng tiêu thụ ít điện năng hơn so với các loại đèn khác. 
  • Sử dụng quạt thay cho điều hòa khi nhiệt độ trong phòng không quá cao.

Tận dụng ánh sáng mặt trời

Tận dụng ánh sáng từ thiên nhiên thay vì sử dụng đèn sáng trong phòng giúp tiết kiệm điện năng. Ánh sáng tự nhiên còn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn trong phòng trọ.