Hiện nay nhằm giảm thiểu sự rắc rối, phức tạp của thủ tục hành chính về đăng ký nơi cư trú, nhà nước đã triển khai đến người dân một thủ tục đăng ký tạm trú online trên cổng dịch vụ công quốc gia. Vậy cụ thể thủ tục đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà ở trọ được tiến hành như thế nào? Hãy cùng NP Space tìm hiểu với bài viết dưới đây.
Theo khoản 3 Điều 20 của Luật Cư trú 2020, việc đăng ký thường trú tại nơi đang thuê, mượn hoặc ở nhờ là hoàn toàn hợp pháp và có một số điều kiện cần được tuân thủ. Để được đăng ký thường trú, người thuê nhà phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Nguồn: Luật Việt Nam.
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, người thuê nhà sẽ được phép đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú 2020. Việc này giúp họ thể hiện quyền lợi cư trú hợp pháp tại nơi đang sinh sống và tận hưởng các quyền và lợi ích tương đương như các cư dân khác.
Theo quy định của Thông tư 75/2022/TT-BTC, lệ phí đăng ký thường trú đối với người thuê nhà sẽ được áp dụng theo Biểu mức thu lệ phí đăng ký cư trú. Cụ thể, các mức lệ phí được xác định như sau:
Như vậy, thông qua việc áp dụng hai mức lệ phí khác nhau tùy thuộc vào hình thức nộp hồ sơ, Thông tư 75 mong muốn tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng linh hoạt nhu cầu của người thuê nhà trong việc đăng ký thường trú, đồng thời khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiện đại để thực hiện các thủ tục hành chính.
Lệ phí đăng ký thường trú đối với người thuê nhà có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ và quản lý quá trình đăng ký thường trú của công dân tại một địa điểm cụ thể. Tác dụng chính của lệ phí đăng ký thường trú bao gồm:
Trên thực tế khi đi thuê trọ thì chủ trọ sẽ là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho khách thuê. Lý do là vì chủ trọ sẽ quen thuộc với cơ quan Công an địa phương đó hơn. Tuy nhiên, theo như Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 thì việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân đi thuê nhà chứ không nhất thiết phải là chủ nhà. Vì vậy, nếu chủ trọ từ chối hoặc kéo dài thời gian đăng ký tạm trú vì lý do nào đó thì người thuê cần chủ động tự đăng ký tạm trú cho mình.
Mặt khác, tại Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA có quy định cụ thể chỉ những trường hợp sau thì công dân không phải tự đăng ký tạm trú mà sẽ do cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm đăng ký:
Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó.
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú, kèm Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người: họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
Từ những căn cứ trên có thể kết luận, nếu không thực hiện đăng ký tạm trú thì người chịu phạt ở đây là người đi thuê nhà (nếu họ không thuộc các đối tượng ở Thông tư 55 quy định (bởi họ là công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên).
Mức xử phạt được quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định. Theo đó mức phạt sẽ là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Hiện nay công dân có thể lựa chọn hình thức đăng ký tạm trú cho người thuê nhà ở trọ theo hình thức trực tiếp hoặc hình thức online. Tại phần này của bài viết, NP Space sẽ hướng dẫn các bạn cách thức đăng ký tạm trú online cho người thuê nhà ở trọ trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cụ thể:
Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online. Nguồn: Thư viện Pháp luật.
Bước 1: Truy cập vào tài khoản dịch vụ công qua đường dẫn:
https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/portal/p/home/dvc-gioi-thieu.html
Bước 2: Đăng nhập tài khoản dịch vụ công.
Trường hợp không có tài khoản dịch vụ công thì có thể thực hiện đăng ký.
Bước 3: Chọn mục “Thủ tục hành chính”.
Bước 4: Nhập cụm từ “Tạm trú” vào ô tìm kiếm và chọn Mục “Đăng ký tạm trú”.
Bước 5: Chọn Mục “Nộp hồ sơ”.
Bước 6: Điền các thông tin có dấu (*).
Lưu ý: Cần điền lần lượt thông tin từ trên xuống mới có thể điền tiếp những nội dung bên dưới. Đối với Mục “Cơ quan thực hiện” khi lựa chọn nơi đăng ký tạm trú hệ thống sẽ tự trả kết quả cơ quan thực hiện.
Bước 7: Tại Mục “Thủ tục thực hiện” có thể lựa chọn một trong hai mục sau để kê khai trường hợp tương ứng và tải lên file các hồ sơ theo Mục 2 – Đăng ký tạm trú lập hộ mới – Đăng ký tạm trú vào hộ đã có.
Bước 8: Chọn hình thức nhận thông báo “Qua email” hoặc “Qua cổng thông tin” và tiến hành cam kết lời khai. Kiểm tra lại thông tin và chọn “Ghi” hoặc “Ghi và gửi”.
Bước 9: Để kiểm tra lại hồ sơ đăng ký tạm trú chọn tại Mục “Tài khoản” sau đó chọn “Quản lý hồ sơ đã nộp” và xem tại Mục “Hồ sơ”.